More
    HomePhimPrisoners : hành trình giải mã vụ mất tích bí ẩn

    Prisoners : hành trình giải mã vụ mất tích bí ẩn

    Xuất bản vào

    spot_img

    Trong dòng phim trinh thám hình sự, kịch bản về những vụ mất tích thường được trưng dụng thường xuyên bởi đặc tính dễ tùy biến. Thế nhưng nếu không có sự sáng tạo, nó sẽ chỉ là một bộ phim truy bắt tội phạm nhạt nhẽo. Prisoners là một trong số ít những cái tên tạo được sự bứt phá so với đa số các bộ phim khác.

    Sở hữu một cốt truyện tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế là nó sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình cho đến khi dòng chữ thông báo kết thúc phim xuất hiện. Đối với mình, Prisoners là một tác phẩm điện ảnh toàn diện. Mình không nói quá đâu.

    Phim có sự góp mặt của hai nam tài tử chuẩn men bậc nhất Hollywood là Hugh Jackman và Jake Gyllenhaal.

    Prisoners có một màn mở đầu khá nhẹ nhàng : người bố Keller Dover và cậu con trai Ralph vừa đi săn về, họ đón bà mẹ Grave và cô con gái nhỏ Anna qua nhà vợ chồng Birch chơi.

    Sau khi ngồi chuyện trò một hồi lâu thì hai đứa nhỏ : Anna và Joy – con gái vợ chồng Birch xin phép ra ngoài chơi cùng anh chị lớn. Đến giờ về, Keller đi xuống tầng hầm thì bắt gặp cậu con trai đang ngồi xem TV và nói không đi cùng hai đứa nhỏ.

    Hai cặp vợ chồng bắt đầu tỏ ra sốt sắng. Mọi người tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy hai đứa trẻ đâu. Cho đến khi cậu con trai kể lại rằng trước đó Anna và Joy có nghịch ngợm một chiếc ô tô cũ, và có vẻ như bên trong có người.

    Thám tử Loki đang thưởng thức bữa tối một mình tại một quán ăn nhỏ. Chiếc điện đàm bất ngờ reo lên. Anh nhận được lệnh truy tìm hai bé gái mất tích.

    Những chiếc xe cảnh sát nhanh chóng bao vây đến địa điểm tình nghi, đó là một con xe cũ đang đỗ ở vệ đường. Nhận thấy có cảnh sát tiến đến, kẻ lạ mặt trong xe mất bình tĩnh và đâm loạn xạ.

    Loki và các cộng sự lôi tên kia ra, trước mắt họ bây giờ là một gương mặt ngờ ngệch, đeo kính cận, mái tóc lâu ngày chưa cắt, nhìn qua có cảm giác như ông này đang phê thuốc. Với một kẻ đờ đẫn như vậy, Loki không còn sự lựa chọn nào khác là xách hắn về đồn.

    Sau khi thẩm vấn đủ kiểu, ngoài cái tên của hắn là Alex Jones thì thông tin duy nhất mà ngài thanh tra trẻ nhận được là “No”. Mãi sau hắn mới chịu khai nơi mà hắn thường đỗ chiếc RV là nhà cô của hắn – Holly Jones.

    Loki tiếp tục điều tra nhưng gần như không có manh mối gì trong chiếc xe kia cả. Anh tìm đến một vài nơi khác nhưng những gì thu được chỉ là vài chi tiết vụn vặt. Một cuộc tìm kiếm quy mô lớn diễn ra trong sự tuyệt vọng của những ông bố bà mẹ.

    Về phía Alex, cảnh sát phát hiện ra hắn mang trong mình chỉ số IQ của một đứa trẻ lên mười. Và nghiễm nhiên, một kẻ “thông minh” như vậy không thể có khả năng gây án.

    Lệnh thả Alex Jones được đưa ra trong sự bất lực của cảnh sát. Nhưng Keller thì không nghĩ vậy, anh lập tức lao đến đồn cảnh sát, vồ lấy Alex. Hắn thì thầm với Keller một điều gì đó liên quan đến hai bé gái.

    Liệu Alex Jones có phải kẻ bắt cóc hai đứa bé? Nếu vậy thì hắn làm thế nào để qua mặt các điều tra viên? Hay hắn chỉ là mồi nhử, là vật thế thân cho một ai đó?

    Nội dung phim

    Có thể tóm tắt một vài diễn biến mấu chốt trong phim là thế này : cặp vợ chồng Holly Jones đã thực hiện rất nhiều vụ bắt cóc trong quá khứ, Alex Jones và Bobby Taylor là hai trong những thanh niến xấu số đó. Thực tế tên thật của Alex là Barry Milland.

    Keller sau khi nghe Joy nói rằng “Chú đã ở đó” thì ngay lập tức lao đến căn nhà của Alex và Holly Jones. Đoạn này bạn có thể thấy Loki có đuổi theo Keller nhưng do không bắt kịp nên anh đoán rằng Keller đã quay lại căn nhà của bố mình, nơi Alex đang bị giam.

    Keller do đơn thương độc mã đến nên đã bị mụ phù thủy kia khống chế dễ dàng. Sau đó thì anh bị ném xuống một cái hố như chúng ta đã biết.

    Bonus : cảnh Hugh ở dưới hố làm mình liên tưởng đến The Wolverine, khi mà anh bị bắt làm tù binh ở Nhật.

    Có khá nhiều tình tiết tưởng chừng như thừa thãi trước đó hóa ra lại có sự liên quan mật thiết. Cái xác bên dưới căn hầm nhà của ông cha xứ chính là chồng của Holly Jones. Như ông cha xứ đã nói với Loki, hắn đến để tự thú vì đã bắt cóc 16 đứa trẻ.

    Một điểm cộng lớn của Prisoners là đến phút cuối cùng người xem vẫn sẽ còn cảm thấy căng thẳng. Thật sự thì khi Keller bị vứt xuống hố, anh tìm được một cái còi màu đỏ, và mình đã nghĩ đây là thứ duy nhất có thể cứu mạng anh.

    Khi Loki tiến gần đến cái xe chèn nắp hố, mình đã tự nhủ là “cái còi ! thổi to lên, chắc chắn Loki sẽ nghe thấy”. Và nếu bạn vặn to cái loa laptop lên một chút, bạn sẽ thấy có một tiếng còi khe khẽ. Đúng là ông trời không phụ lòng người tốt…

    Việc phim mau chóng dừng lại ở cảnh Loki nghe thấy loáng thoáng một âm thanh nào đó đa phần chỉ là để cho người xem có cái gì đó để đoán già đoán non, và cũng là để bộ phim này đọng lại trong tâm trí lâu hơn mà thôi. Với trực giác của một điều tra viên, mình tin Loki sẽ phát hiện ra.

    Tuy nhiên, còn một vấn đề là thời điểm Keller bị ép uống chai thuốc cho đến khi Loki phát hiện ra vào đêm hôm sau có lẽ đã gần 24 tiếng, mà trước đó Holly Jones có nói là anh chỉ sống được ngần ấy thời gian. Vậy thì kể cả khi Keller được cứu lên, việc anh có thể sống sót hay không vẫn còn là một ẩn số…

    Và nếu Keller vẫn có thể sống khỏe mạnh thì xác suất anh phải ngồi tù là 100%. Dù sao thì những đau thương mà anh gây ra cho Alex cũng là quá lớn. Sau khi ăn đấm no, cộng thêm vài chục lần xối nước nóng lên người, có thể hình dung được bộ dạng của Alex ra sao dù cậu ta không xuất hiện ở cuối phim.

    Thì ra sau tất cả, Alex và Bobby cũng chỉ là hai nạn nhân. Việc Alex chỉ có thể lắp ba lắp bắp vài câu không rõ ràng một phần là do IQ quá thấp, một phần là do sợ hãi. Quả thực, những bộ phim có xuất hiện một vài nhân vật kiểu này vừa khiến người xem không khỏi ức chế, lại vừa có đôi chút day dứt.

    Về phía Keller, mình thấy có nhiều ý kiến cho rằng đây là một ông bố tàn bạo, vì con cái mà sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Nhưng nếu bạn đứng dưới góc nhìn của ông bố đó, bạn sẽ không nghĩ như vậy đâu.

    Sự thật là số lượng đối tượng bị tình nghi trong bộ phim này là cực ít các bạn ạ. Ngoài Alex ra thì chỉ có duy nhất Bobby. Nhưng Keller lại không hề biết đến sự tồn tại của Bobby cho đến khi trông thấy vụ tự sát của hắn trên báo. Vậy nên ông bố mất con dồn tất cả sự nghi ngờ và căm phẫn vào Alex thì cũng dễ hiểu.

    Có một sự tương phản dễ nhận thấy nhất đến từ phía hai ông bố : Keller và Franklin. Một người sẵn sàng xới tung cả thành phố lên, tra tấn kẻ tình nghi đến chết để tìm ra con mình; một người thì lặng lẽ cầu nguyện và chờ đợi tín hiệu mới từ phía cảnh sát.

    Ai cũng có cái lý của mình, và những lý lẽ đó đều có sự đúng đắn một phần nhất định, dễ thấy Prisoners đã rất thành công khi sắp đặt tất cả những mâu thuẫn đó vào trong một bộ phim.

    Hugh Jackman vào vai một ông bố thương con, nhưng lần này anh không sở hữu bộ vuốt adamantium sắc nhọn, không có khả năng lành vết thương siêu tốc. Nhờ sự thấu hiểu cảm giác của một người cha, nam tài tử người Úc đã có màn thể hiện không thể chê vào đâu được.

    Jake Gyllenhaal thì vẫn vậy, rất tỉnh và đẹp trai. Không mang một dáng vẻ thư sinh như Donnie Darko và cũng không hốc hác như trong Nightcrawler. Lần này anh xuất hiện với quả đầu undercut bóng mượt cùng một cái phù hiệu gắn ở cạp quần. Chắc cũng không cần nói gì nhiều bởi Jake luôn để lại ấn tượng theo cái cách mà chỉ mình anh có.

    Các cái tên còn lại như Paul Dano trong vai Alex Jones hay Melissa Leo trong vai Holly Jones đều để lại được sự cuốn hút riêng biệt cho nhân vật của họ.

    Về cách dẫn dắt nội dung, đây là một yếu tố vẫn thường được mình đưa ra mổ xẻ bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn có lăn ra ngủ trong lúc xem hay không.

    Với Prisoners, phim không mang đến một cách tiếp cận độc đáo như Gone Girl hay The Life of David Gale, tuy nhiên những diễn biến vẫn tạo được sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người xem. Thêm vào đó, cái kết đậm tính gợi mở của phim càng làm cho câu chuyện trở nên quá đỗi hoàn hảo.

    Bài viết mới nhất

    15 bộ phim hay nhất của “Achilles” Brad Pitt

    Tên tuổi lẫy lừng nhất nhì Hollywood, một sự kết hợp hiếm có của...

    12 bộ phim hay nhất của “Jack” Leonardo DiCaprio

    Một gương mặt điển trai đậm chất Mỹ, một giọng nói đặc trưng, một...

    10 bộ phim hay nhất của “Aragorn” Viggo Mortensen

    Nam tài tử nổi lên như một gương mặt sáng giá kể từ khi...

    10 bộ phim hay nhất của “Wolverine” Hugh Jackman

    Gương mặt nam tính, thân hình vạm vỡ cùng một giọng nói bắt tai...

    Bài viết tương tự

    15 bộ phim hay nhất của “Achilles” Brad Pitt

    Tên tuổi lẫy lừng nhất nhì Hollywood, một sự kết hợp hiếm có của...

    12 bộ phim hay nhất của “Jack” Leonardo DiCaprio

    Một gương mặt điển trai đậm chất Mỹ, một giọng nói đặc trưng, một...

    10 bộ phim hay nhất của “Aragorn” Viggo Mortensen

    Nam tài tử nổi lên như một gương mặt sáng giá kể từ khi...

    10 bộ phim hay nhất của “Wolverine” Hugh Jackman

    Gương mặt nam tính, thân hình vạm vỡ cùng một giọng nói bắt tai...

    15 bộ phim hay nhất của “Ethan Hunt” Tom Cruise

    Một nhân vật hiếm hoi trong lịch sử Hollywood mà sức lan toả được...

    13 bộ phim hay nhất của “Dark Knight” Christian Bale

    Christian Bale là một trong những tài tử được khán giả hiện nay biết...