More
    HomePhimSearching : vụ mất tích sau màn hình máy tính

    Searching : vụ mất tích sau màn hình máy tính

    Xuất bản vào

    spot_img

    Nếu bạn đam mê thể loại phim điều tra hình sự, mà cụ thể ở đây là những vụ mất tích như Gone Girl hay Prisoners thì Searching là cái tên mà bạn nên đánh dấu lại.

    Dù được xây dựng trên một nội dung vốn đã khá cũ kỹ nhưng cái cách trình bày chẳng giống ai của Searching lại khiến nó trở nên khác biệt so với các tác phẩm tiền nhiệm.

    Toàn bộ diễn biến của vụ án mà bạn sắp sửa chứng kiến được trình bày dưới dạng ghi lại bằng một thiết bị điện tử nào đó, có thể là webcam máy tính, camera trên điện thoại, những chiếc máy quay chuyên dụng của phóng viên hay đôi khi chỉ là một vài đoạn chat trên điện thoại.

    Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến nảy sinh một vấn đề. Nếu bạn không thích cảm giác bị bó buộc góc nhìn thông qua một cái màn hình laptop, có lẽ bạn sẽ không thích bộ phim này đâu. Cân nhắc nhé.

    Mở đầu phim, đập vào mắt người xem chính là bức hình nền huyền thoại của hệ điều hành Cửa Sổ – đồng cỏ xanh mượt cùng những đám mây trắng.

    Nhắc mới nhớ, đó là Window XP, tuổi thơ của mình và cũng là của không ít người đang đọc bài viết này *chấm nước mắt*

    Bỗng có tiếng click chuột, hình như ai đó đang tạo một user mới, tên “Margot”.

    Webcam máy tính bật lên. Đó là một gia đình gồm hai vợ chồng cùng một cô con gái nhỏ. Họ cười rất tươi. Họ trông thật hạnh phúc.

    Nhiều kỷ niệm của cả gia đình được lưu giữ trên chiếc máy, từ khi Margot còn là một cô bé tập chơi những phím đàn đầu tiên cho đến khi trở thành một nữ sinh cấp 3.

    Cuộc sống cứ trôi qua êm đềm như vậy. Cho đến một ngày nọ, một bi kịch xảy ra : Pamela – người vợ, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

    Từ một người phụ nữ trẻ trung đầy sức sống, Pam tiều tụy đi rất nhiều, nhưng vẫn chống chọi với căn bệnh khi mà David – người chồng và cô con gái Margot vẫn luôn ở bên cô.

    Và rồi điều tồi tệ nhất cũng đã đến…

    Nhiều năm sau, huyền thoại Cửa Sổ đã được thay thế bằng Táo Khuyết.

    David đang gọi facetime cho Margot. Bé gái dễ thương giờ đây đã thành thiếu nữ xinh đẹp.

    Margot nói với bố rằng tối nay cô không về vì học nhóm ở nhà bạn. Có vẻ như đó chỉ là một ngày bình thường như bao ngày.

    Ông bố sau khi lướt web, nói chuyện phiếm một chút thì lên giường đánh một giấc ngon lành

    Đêm hôm đó, điện thoại đổ chuông tới 3 lần. Đó là Margot, nhưng David không nghe thấy.

    Ngày hôm sau, David gọi điện và nhắn tin rất nhiều lần nhưng không hề có hồi âm từ con gái.

    Tưởng chừng như đó chỉ là hành động giận dỗi vô cớ của tuổi dậy thì, cho đến khi đã nhiều tiếng đồng hồ trôi qua mà Margot vẫn không chịu bắt máy.

    David dần trở nên mất bình tĩnh. Anh thử liên lạc với tất cả bạn bè của con gái nhưng không có được chút manh mối nào đáng giá. Vậy là Margot đã biến mất mà không để lại một dấu vết.

    Rốt cục cô bé đã đi đâu? Liệu đó có phải một vụ bắt cóc? Hay tất cả chỉ là một âm mưu to tát nào đó?

    Nội dung phim

    Searching thực sự là một tác phẩm thú vị, tuy rằng nó chưa đạt đến mức đột phá như mình kỳ vọng ban đầu nhưng cũng có khá nhiều điều đáng để nói.

    Dĩ nhiên, điều đầu tiên cần phải đề cập tới chính là cách trình bày của tác phẩm. Trước khi thưởng thức bộ phim này, mình đã biết là nó được thể hiện dưới dạng webcam, tuy nhiên điều mình không ngờ tới là nhà làm phim lại sử dụng cách truyền đạt này trong toàn bộ thời lượng. Bất cứ vật dụng nào có khả năng ghi hình đều được tận dụng triệt để, biến Searching thành cái tên có một không hai.

    Trước Searching cũng đã có một vài bộ phim có cách thể hiện tương tự, ví dụ như Unfriended (thể loại kinh dị), thế nhưng chưa có cái tên nào được đánh giá cao như Truy Tìm Tung Tích Ảo.

    Tuy nhiên như mình đã đề cập bên trên, hình thức trình bày này là điểm độc đáo, nhưng cũng dẫn đến một vấn đề. Cá nhân mình đã quen với cách thể hiện truyền thống nên cảm thấy hơi khó chịu khi phải bó hẹp góc nhìn thông qua một cái camera. Và có lẽ đây cũng chính là điểm trừ duy nhất.

    Bên cạnh góc máy khác người, Searching còn sở hữu nội dung hấp dẫn, kịch kính. Có khá nhiều khúc cua bất ngờ được đưa ra trong phim, đỉnh điểm là khi David khám phá ra bí mật về bà thám tử.

    Mọi thứ diễn ra trong phim đều hết sức tự nhiên, trôi chảy, đối nghịch hoàn toàn với sự bó hẹp góc nhìn. Đây dường như cũng là một dụng ý nhỏ của nhà làm phim.

    Cái kết cũng rất bất ngờ. Ban đầu mình thấy việc Vick buông xuôi, thừa nhận mọi thứ một cách quá chóng vánh, không tương xứng với sự lắt léo của phim trước đó.

    Tuy nhiên khi xem xét lại thì điều này khá phù hợp với tâm lý nhân vật. Dù sao thì Vick cũng là một thám tử, bản thân cô chắc chắn cũng hiểu việc quanh co chối tội sẽ chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

    Và tất nhiên, lý do mà Searching được đánh giá cao không chỉ có vậy. Bộ phim đã rất khéo léo khi cài cắm thành công một số vấn đề của xã hội hiện đại : sống ảo, sự thờ ơ của phụ huynh đối với con cái.

    Có một phân đoạn rất đáng nhớ là khi David xem một vài đoạn video phỏng vấn những người bạn của Margot khi cô đang mất tích. Ai nấy đều tỏ ra thương xót, chia buồn cùng cô gái xấu số, trong khi vài tiếng đồng hồ trước, khi mà David còn lục tung cái friend list của con gái lên để lấy thông tin thì chỉ nhận được sự thờ ơ của đám bạn. Mấy thanh niên mắc “hội chứng chia buồn” này giờ nhiều lắm.

    Cũng cần phải khen ngợi trí thông minh và sự bền bỉ của người cha, nếu không phải David mà là một người khác thì có lẽ cô con gái đã lặng yên dưới vực sâu rồi.

    Có vẻ như sử dụng thành thạo máy tính là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là trong những lúc…tìm trẻ lạc.

    Ngoài ra, vẫn còn một vài điểm thú vị nữa. Đó là việc Searching là bộ phim Hollywood duy nhất mà mình biết sở hữu nguyên dàn diễn viên chính là người châu Á, cũng là một điểm đáng tự hào nhỉ.

    Chưa dừng lại ở đó. Nếu bạn đang cân nhắc việc chuyển từ máy tính Win sang Macbook nhưng lại sợ không biết cách sử dụng thì…bộ phim này sẽ có ích đấy.

    Bài viết mới nhất

    15 bộ phim hay nhất của “Achilles” Brad Pitt

    Tên tuổi lẫy lừng nhất nhì Hollywood, một sự kết hợp hiếm có của...

    12 bộ phim hay nhất của “Jack” Leonardo DiCaprio

    Một gương mặt điển trai đậm chất Mỹ, một giọng nói đặc trưng, một...

    10 bộ phim hay nhất của “Aragorn” Viggo Mortensen

    Nam tài tử nổi lên như một gương mặt sáng giá kể từ khi...

    10 bộ phim hay nhất của “Wolverine” Hugh Jackman

    Gương mặt nam tính, thân hình vạm vỡ cùng một giọng nói bắt tai...

    Bài viết tương tự

    15 bộ phim hay nhất của “Achilles” Brad Pitt

    Tên tuổi lẫy lừng nhất nhì Hollywood, một sự kết hợp hiếm có của...

    12 bộ phim hay nhất của “Jack” Leonardo DiCaprio

    Một gương mặt điển trai đậm chất Mỹ, một giọng nói đặc trưng, một...

    10 bộ phim hay nhất của “Aragorn” Viggo Mortensen

    Nam tài tử nổi lên như một gương mặt sáng giá kể từ khi...

    10 bộ phim hay nhất của “Wolverine” Hugh Jackman

    Gương mặt nam tính, thân hình vạm vỡ cùng một giọng nói bắt tai...

    15 bộ phim hay nhất của “Ethan Hunt” Tom Cruise

    Một nhân vật hiếm hoi trong lịch sử Hollywood mà sức lan toả được...

    13 bộ phim hay nhất của “Dark Knight” Christian Bale

    Christian Bale là một trong những tài tử được khán giả hiện nay biết...